Hệ thống quản lý bệnh viện
1. Giới thiệu
Hệ thống Quản lý Bệnh viện HIS được Vietsens nghiên cứu và phát triển từ 2012. Dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình triển khai cho các đơn vị, cơ sở y tế trên toàn quốc, chắt lọc và tích hợp những tính năng ưu việt, tiện ích nhất cho người dùng từ các phiên bản HIS khác.
Hệ thống Quản lý Bệnh viện HIS đã trải qua thực tế triển khai tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc, đã tiếp nhận, xử lý và hoàn thiện rất nhiều yêu cầu về tính năng sản phẩm. Do đó, Hệ thống Quản lý Bệnh viện HIS đáp ứng đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ phục vụ đa dạng cho các mô hình cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và trạm y tế.
Hệ thống Quản lý Bệnh viện HIS đáp ứng nghiệp vụ các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa và các chuyên khoa như.
2. Các chức năng
2.1 Hệ thống Quản lý Bệnh viện HIS bao gồm 50 phân hệ khác nhau với:
– Hơn 1000 chức năng.
– Hơn 3000 tính năng.
– Hơn 500 biểu in.
– Hơn 1000 báo cáo.
– Hơn 1000 cấu hình hệ thống.
2.2 Các phân hệ chính gồm:
– Quản lý hàng đợi
– Quản lý hành chính, tiếp đón
– Quản lý khám bệnh
– Quản lý chỉ định cận lâm sàng
– Quản lý cấp cứu
– Quản lý điều trị nội trú
– Quản lý phác đồ điều trị
– Quản lý xét nghiệm
– Quản lý CĐHA
– Quản lý thăm dò chức năng
– Quản lý máu, chế phẩm máu
– Quản lý phẫu thuật, thủ thuật
– Quản lý phòng mổ
– Quản lý thanh toán viện phí
– Quản lý dược
– Quản lý vật tư
– Quản lý nhà thuốc
– Quản lý giám định BHYT
– Quản lý báo cáo thống kê
– Quản lý bệnh án
– Quản lý danh mục
– Quản trị hệ thống
3. Kiến trúc hệ thống
3.1 Hệ thống Quản lý Bệnh viện HIS ứng dụng xây dựng theo mô hình 3 lớp Client – Server – Database gồm:
– Lớp dữ liệu: Đóng vai trò trực tiếp thực hiện các thao tác xử lý dữ liệu. Trong môi trường triển khai, hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (CSDL) đóng vai trò là lớp dữ liệu.
– Lớp xử lý Logic (lớp ứng dụng): Đóng vai trò thực hiện các xử lý hoặc ràng buộc về mặt nghiệp vụ của ứng dụng. Trong mô hình dưới nó được chia thành 2 lớp nhỏ, trong đó lớp Truy cập dữ liệu (Data access) nhằm mục đích dễ dàng hơn trong việc thay đổi CSDL. Chức năng chính của lớp này nằm trong lớp Business.
– Lớp hiển thị (lớp người dùng): Đóng vai trò giao diện của phần mềm, tạo ra giao tiếp giữa người sử dụng với phần mềm: hiển thị kết quả, tiếp nhận lệnh của người sử dụng… Đây là lớp người dùng CSDL, họ có thể khai thác các dịch vụ mà lớp máy chủ ứng dụng cung cấp.
4. Lợi ích của hệ thống
4.1 Đối với sở y tế:
– Chuyển đổi số Y tế – là bước tiến lớn của ngành Y tế
– Chương trình chuyển đổi số của ngành y tế chủ động tiếp cận, ứng dụng các công nghệ thông tin phục vụ điều hành, quản lý ngành là mục tiêu quan trọng
4.2 Đối với Bệnh viện:
– Giảm thủ tục hành chính tiết kiệm chi phí cho bệnh viện
– Tăng cường công tác quản lý, điều hành hỗ trợ xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch, ra quyết định
– Tăng độ chính xác mở rộng kết nối
– Bắt kịp xu thế 4.0 toàn cầu, chuẩn hóa dữ liệu
– Cung cấp công cụ quản lý, điều hành, các thông tin hiển thị rõ ràng, minh bạch
4.3 Đối với Bệnh nhân:
– Giảm thời gian chờ đợi
– Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ thanh toán tiền mặt
– Được tư vấn và chăm sóc sức khỏe
– Được cung cấp công cụ theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình
– Tin tưởng vào cơ sở y tế và các bác sĩ có công cụ để tiếp nhận thông tin từ bệnh nhân
5. Ưu điểm của hệ thống
– Có thể quy hoạch và bảo vệ máy chủ CSDL độc lập
– Dễ dàng, thuận lợi cho việc phát triển (phân tích, lập trình, kiểm thử…)
– Dễ dàng mở rộng ( scale) hệ thống khi cơ sở y tế có nhu cầu trong trường hợp phát triển thêm chi nhánh, mở rộng thêm khoa phòng, thêm người dùng
6. Giải thưởng:
– Giải Nhất cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” theo Quyết định số 46/QĐ-BYT ngày 08 tháng 01 năm 2019 (Cấp bởi Bộ trưởng Bộ Y Tế)
– Giấy khen Phần mềm “Quản lý bệnh viện HIS” được vào vòng chung khảo cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” theo quyết định số 345 QĐ-CNTT ngày 17 tháng 11 năm 2018 (Cấp bởi: Cục trưởng cục công nghệ thông tin)
– Phần mềm “Quản lý bệnh viện HIS” đạt giải Nhất cuộc thi “Y tế thông minh 2018” – Ký ngày 18 tháng 11 năm 2018 (Cấp bởi: Cục công nghệ thông tin, Bộ Y tế và Hội Tin học Việt Nam)