- July 8, 2021
- Posted by: Linh Lii
- Category: TIN TỨC
Những giải pháp và tham luận được nêu ra trong hội thảo góp phần để các nhà quản lý, các tổ chức… trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông có cơ hội tiếp xúc, nắm bắt định hướng trong hành trình chuyển đổi số hiện nay.
Cuối tuần qua, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cùng UBND tỉnh Phú Yên và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin – truyền thông lần thứ 23.
Trong buổi hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có những chia sẻ xung quanh định hướng về ICT và chuyển đổi số.
ICT với sứ mạng mang nền tảng của kinh tế số, xã hội số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ICT gồm 5 lĩnh vực với định hướng khác nhau: Bưu chính với định hướng là hạ tầng cho thương mại điện tử, viễn thông với định hướng chuyển từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT, CNTT với định hướng là chính phủ điện tử, đầu tư thương mại, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. An toàn, an ninh mạng với định hướng là bảo đảm an toàn cho công cuộc chuyển đổi số và cuối cùng là công nghiệp ICT với định hướng là phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT.
Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT & Truyền thông lần thứ 23 – Năm 2019
Để thay đổi được thứ hạng từ 108 lên top 50, top 30 thì Việt Nam cần phải đầu tư trước 5 lĩnh vực trên.
Để theo kịp tốc độ của công nghệ 4.0, đòi hỏi cần có một cuộc cách mạng gọi là chuyển đổi số song nó phải trải qua hai bước. Bước một là số hoá, không chỉ con người mà tất cả các vật vô tri vô giác cũng sẽ được số hoá. Bước hai là hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số – các mối quan hệ mới trong thế giới ảo. Những thách thức lớn nhất của việc chuyển đổi số sẽ giúp cho những mô hình kinh doanh, mô hình quản trị mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số. Các yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là thể chế, hạ tầng, đổi mới sáng tạo, an ninh an toàn mạng, doanh nghiệp ICT và đào tạo.
Với chủ đề “Chuyển đổi số: Kết nối, chia sẽ dữ liệu hoàn thiện chính quyền điện tử”, hội thảo đã thông qua 2 tham luận: Trục liên thông văn bản quốc gia, là giải pháp nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu VNPT-VXP; hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ điều hành không giấy tờ VNPT e-Cabinet.
Trong nội dung tham luận tập trung về những vấn đề chính như: Chính phủ điện tử những thành tựu đạt được, các giải pháp, định hướng năm 2020 và những năm tiếp theo; cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, kết nối các ứng dụng cấp quốc gia và tại địa phương… để hình thành một chính phủ không giấy tờ, giúp liên thông gửi nhận văn bản điện tử giữa văn phòng chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, giữa các bộ phận, nâng cao hiệu suất công việc và tiết kiệm chi phí cho xã hội với trên 1.200 tỉ đồng mỗi năm.
Buổi hội thảo này có sự tham gia của hơn 800 đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT-TT với nhà tài trợ chính là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
1.000 cán bộ về chuyển đổi số và 100.000 doanh nghiệp ICT
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Hạt nhân của quá trình chuyển đổi số là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Việt Nam phải phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT, nhất là các doanh nghiệp tại các tỉnh/thành phố, tập trung làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, triển khai ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội”.
Đào tạo 1.000 cán bộ chuyên gia về chuyển đổi số, phân tán ở tất cả các ban, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, đây là lực lượng nòng cốt để dẫn dắt và lan toả. Chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân và do vậy, vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng, để nâng cao nhận thức, phổ biến kinh nghiệm tốt.
(Theo nld.com.vn)